Thứ 5 Ngày 14/5/2020, 10:13:21 AM

Căn cứ Kế hoạch số 3766/KH-HTPLLN ngày 05/10/2022 của Câu lạc bộ pháp chế doanh nghiệp (CLB) về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, được sự phối hợp, chỉ đạo của Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021 - 2025 và nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. Ngày 28/11/2022, Câu lạc bộ Pháp chế doanh nghiệp, Bộ Tư pháp đã phối hợp với Sở Tư pháp tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị, diễn đàn đối thoại cung cấp thông tin pháp lý, giải đáp các vướng mắc pháp luật cho doanh nghiệp với chuyên đề: “Phòng tránh rủi ro pháp lý đối với hợp đồng kinh doanh thương mại trong thời kỳ hậu Covid-19 và phục hồi phát triển kinh tế xã hội” tại tỉnh Điện Biên.

Hội nghị có sự tham gia của cán bộ Sở, ngành liên quan được giao làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; Người Quản lý doanh nghiệp, cán bộ pháp chế doanh nghiệp; Các tổ chức đại diện của doanh nghiệp; Luật sư, Luật gia, những người được giao thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp cùng các chuyên gia của Hội nghị.

Tại Hội nghị, 03 chuyên gia là: Luật sư Nguyễn Duy Lãm - Chủ nhiệm Câu lạc bộ Pháp chế doanh nghiệp, Nguyên Vụ trưởng Vụ PBGDPL, Bộ Tư pháp; Luật sư Trương Thanh Đức - Trọng tài viên tại VIAC, Giám đốc Công ty Luật ANVI và ông Lê Anh Văn, Phó chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Ninh Bình; thành viên Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đã trao đổi về các nội dung chính như: Một số kỹ năng, nghiệp vụ công tác pháp chế doanh nghiệp; những kiến thức pháp luật chung về công tác pháp chế doanh nghiệp; hướng dẫn kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ pháp chế để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định; Những vấn đề doanh nghiệp cần quan tâm khi ký kết hợp đồng thương mại và giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại; nhưng nội dung doanh nghiệp cần lưu ý khi ký kết hợp đồng thương mại và giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại, phòng tránh rủi ro pháp lý đối với hợp đồng kinh doanh thương mại, trong đó đặc biệt lưu ý về các vấn đề: chủ thể ký kết hợp đồng, điều kiện có hiệu lực của hợp đồng; ủy quyền & đại diện; nội dung, hình thức của hợp đồng, thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng; giao kết, hủy bỏ hợp đồng; lựa chọn các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng trong kinh doanh.

Ngoài các nội dung về lý thuyết, các chuyên gia cũng đưa ra các tình huống thực tiễn, giải đáp các vướng mắc của doanh nghiệp thường gặp trong quá trình soạn thảo, đàm phán, ký kết hợp đồng. Các doanh nghiệp cũng tập trung thảo luận về các tình huống thực tiễn doanh nghiệp mình gặp phải như: những tranh chấp về điều khoản thanh toán, điều kiện bất khả kháng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi có vi phạm để chuyên gia trao đổi, thảo luận.


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Tin liên quan

     Bình luận


    Mã xác thực không đúng.
       Liên kết website
      Thống kê truy cập
      Thống kê: 2.436.928
      Online: 55