Thứ 5 Ngày 14/5/2020, 10:13:21 AM

Thực hiện Kế hoạch số 1978/KH-BTP ngày 17/6/2021 của Bộ Tư pháp về tổ chức sơ kết công tác tư pháp 6 tháng đầu năm và triển khai công tác 6 tháng cuối năm 2021; nhằm đánh giá kịp thời, toàn diện, chính xác kết quả thực hiện nhiệm vụ trong các lĩnh vực công tác tư pháp 6 tháng đầu năm và đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp năm 2021; được sự đồng ý của UBND tỉnh, sáng ngày 12/7/2021, Sở Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến Sơ kết công tác Tư pháp 6 tháng đầu năm 2021. Đồng chí Phạm Đình Quế - Giám đốc Sở Tư pháp chủ trì Hội nghị; tham dự tại điểm cầu của Sở Tư pháp còn có Trưởng, Phó các Phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp. Tại 10 điểm cầu huyện, thị xã, thành phố có các đ/c Trưởng, Phó trưởng phòng tư pháp các huyện, thị xã, thành phố và công chức Tư pháp-Hộ tịch cấp xã trên địa bàn tỉnh tham dự.                  Đồng chí Phạm Đinh Quế - Giám đốc Sở phát biểu chỉ đạo Hội nghị

Ảnh Đ/C Trần Thanh Hưng - Phó Giám đốc Sở thông qua Báo cáo tóm tắt

Tại Hội nghị, đồng chí Trần Thanh Hưng – Phó Giám đốc Sở Tư pháp thông qua Báo cáo tóm tắt kết quả công tác tư pháp 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp công tác 6 tháng cuối năm 2021. Trong đó đã nêu bật những kết quả mà toàn ngành Tư pháp tỉnh Điện Biên đã đạt được trong 6 tháng đầu năm trên tất cả các lĩnh vực cụ thể. Điển hình là:

- Trong 6 tháng đầu năm, mặc dù ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã tác động tới tình hình phát triển KT-XH nói chung và ngành tư pháp nói riêng nhưng công tác tư pháp trên địa bàn tỉnh Điện Biên vẫn được triển khai đồng bộ, toàn diện, bám sát vào Nghị quyết của Chính phủ, Chương trình trọng tâm công tác tư pháp của Bộ Tư pháp và chỉ đạo của Tỉnh uỷ. Trong đó, có một số mặt công tác có kết quả nổi bật như:

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo được thực hiện kịp thời, toàn diện, triển khai có trọng tâm, trọng điểm các giải pháp thực hiện mục tiêu, kế hoạch, nhất là nhiệm vụ tham mưu ban hành các văn bản chỉ đạo các hoạt động liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của ngành Tư pháp, tạo cơ sở cho các ngành, các cấp thực hiện tốt công tác tư pháp trên địa bàn tỉnh. Chất lượng dự thảo văn bản QPPL ngày càng được cải thiện, công tác thẩm định văn bản QPPL ngày càng đi vào chiều sâu. Việc triển khai công tác quản lý XLVPHC và theo dõi THPL đã chú trọng lựa chọn lĩnh vực được dư luận quan tâm để tiến hành theo dõi, đánh giá; công tác tham mưu, tư vấn pháp luật cho UBND tỉnh và các ngành, địa phương được thực hiện kịp thời, chất lượng ngày càng cao, khẳng định vai trò và vị thế của ngành Tư pháp. Công tác PBGDPL chú trọng tuyên truyền các văn bản pháp luật thiết thực với đời sống nhân dân, như: tuyên truyền, phổ biến các Luật, Nghị quyết mới được thông qua tại kỳ họp thứ 10, về bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 và phòng, chống dịch Covid-19.

- Công tác quản lý nhà nước về công tác hộ tịch, quốc tịch, chứng thực được triển khai đúng quy định của pháp luật, kịp thời giải quyết nhu cầu của người dân. Thực hiện tốt ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chỉ đạo điều hành và triển khai các phần mềm nghiệp vụ chuyên ngành của ngành Tư pháp đã nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý qua đó từng bước đảm bảo công khai, minh bạch nhận được sự hài lòng của công dân. Việc xã hội hóa hoạt động công chứng, đấu giá tài sản tiếp tục được quan tâm chỉ đạo. Công tác TGPL chú trọng vào việc tham gia tố tụng, truyền thông, góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các đối tượng thụ hưởng chính sách TGPL.

Ảnh: Phòng Tư pháp các huyện, thị xã, thành phố tham gia Hội nghị trực tuyến.

Trong quá trình diễn ra hội nghị, các Phòng Tư pháp đã trao đổi, thảo luận và đưa ra một số kiến nghị, giải pháp để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong giải quyết các nhiệm vụ, trong đó tập trung vào các nội dung như: Việc thiếu biên chế công chức làm công tác tư pháp ở các xã, phường dẫn đến quá tải trong thực hiện nhiệm vụ; khó khăn về nguồn kinh phí phục vụ cho hoạt động PBGDPL và hòa giải cơ sở; việc triển khai chứng thực điện tử trên địa bàn tỉnh, giải quyết các giấy tờ về hộ tịch còn gặp nhiều khó khăn; đề nghị tập huấn kỹ năng chuyên sâu trong các lĩnh vực quản lý, xử lý vi phạm hành chính, theo dõi và thi hành pháp luật…

Sở Tư pháp đã tiếp thu và giải đáp tại Hội nghị các ý kiến, kiến nghị của các Phòng Tư pháp trong phạm vi xử lý và sẽ đề xuất kiến nghị lên cấp trên những vấn đề vượt thẩm quyền xử lý.

Kết luận Hội nghị, đồng chí Phạm Đình Quế - Giám đốc Sở đã ghi nhận và đánh giá cao sự nỗ lực, cố gắng của toàn ngành Tư pháp, để triển khai hoàn thành nhiệm vụ công tác tư pháp trong năm 2021 theo kế hoạch đề ra, đồng chí Phạm Đình Quế - Giám đốc Sở đề nghị ngành tư pháp tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm như sau: Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Luật Ban hành văn bản QPPL 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản QPPL 2020; đổi mới, đa dạng hóa các hình thức PBGDPL theo quy định của Luật PBGDPL và các văn bản hướng dẫn thi hành; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý XLVPHC và theo dõi THPL, chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện tốt quy định của pháp luật hộ tịch, quốc tịch, nuôi con nuôi, chứng thực, giao dịch bảo đảm; đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về bổ trợ tư pháp. Tăng cường công tác trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng; công tác truyền thông về trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh; tiếp tục thực hiện công tác hợp tác quốc tế về pháp luật; chủ động, bám sát Chương trình, Kế hoạch của Chính phủ, Bộ Tư pháp, của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, xác định nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm cần triển khai thực hiện; đẩy mạnh thực hiện công tác cải cách hành chính ở các lĩnh vực của ngành Tư pháp./.

                                                                              Phương Thảo Văn phòng Sở

 


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Tin liên quan

     Bình luận


    Mã xác thực không đúng.
       Liên kết website
      Thống kê truy cập
      Thống kê: 2.433.457
      Online: 14