Thứ 5 Ngày 14/5/2020, 10:13:21 AM

Thực hiện Công văn số 799-CV/ĐUK ngày 19/11/2023 của Ban Thường vụ Đảng ủy khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Điện Biên về việc sinh hoạt Đảng và xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên đề của chi bộ năm 2024; ngày 08/3/2024, Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Điện Biên đã tổ chức sinh hoạt chuyên đề Quý I với nội dung “ Trung tâm Trợ giúp pháp lý tích cực sáng tạo, đổi mới phương thức nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông về trợ giúp pháp lý tại cơ sở và tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ trợ giúp pháp lý”.

 

 

 

 

 

(Đ/c Đỗ Xuân Toán – Phó Bí thư Đảng uỷ, Bí thư Chi bộ phát biểu chỉ đạo tại buổi sinh hoạt)

Tới tham dự và chỉ đạo buổi sinh hoạt có đ/c Đỗ Xuân Toán – Phó Bí thư Đảng uỷ, Bí thư Chi bộ Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước; cùng các đ/c Chi uỷ và đảng viên thuộc Chi bộ và quần chúng là viên chức của Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Điện Biên.

Tại buổi sinh hoạt, đồng chí Đỗ Xuân Toán nhấn mạnh về ý nghĩa của việc sinh hoạt chuyên đề, nhất là các chuyên đề gắn với nhiệm vụ chuyên môn đã đem lại hiệu quả thiết thực khi áp dụng vào quá trình thực hiện nhiệm vụ của mỗi đảng viên, viên chức thuộc Trung tâm. Từ trước đến nay, hoạt động truyền thông luôn được cấp trên quan tâm, sát sao, một khi thực hiện tốt sẽ đạt được những hiệu quả đáng mong đợi. Thông qua công tác truyền thông về trợ giúp pháp lý sẽ giúp người dân nâng cao hiểu biết và ý thức pháp luật trên cơ sở đó để họ ứng xử phù hợp trong đời sống hàng ngày, thực hiện đúng quy định, biết tôn trọng và chấp hành pháp luật, góp phần bảo đảm công lý, thực hiện công bằng xã hội; góp phần giữ gìn trật tự an toàn xã hội, phòng ngừa vi phạm pháp luật xảy ra trên thực tiễn. Vì vậy, việc đổi mới phương thức truyền thông về trợ giúp pháp lý tại cơ sở là việc cần thiết để tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ pháp lý của người dân.

(Các Đảng viên Chi bộ thực hiện truyền thông mẫu)

Trong buổi sinh hoạt chuyên đề, nhận nhiệm vụ do Ban Chi ủy giao phó, đảng viên Lê Thị Thúy An và đảng viên Cao Thị Bình thực hiện truyền thông mẫu theo hai cách: một là truyền thông bằng phương pháp trình chiếu Powerpoint, hai là truyền thông theo phương pháp trình bày truyền thống các quy định về trợ giúp pháp lý. Điểm chung của hai phương pháp đều nhằm mục tiêu thực hiện công tác truyền thông tại cơ sở thuận lợi, giúp người dân dễ tiếp cận quy định pháp luật, đặc biệt quyền được trợ giúp pháp lý miễn phí theo chính sách của Nhà nước.

Với phương thức truyền thông bằng hình thức trình chiếu Powerpoint, đồng chí  Lê Thị Thúy An đã lồng ghép nhiều hình ảnh sinh động về hoạt động trợ giúp pháp lý bên cạnh thuyết giảng theo các slide nhằm thu hút sự chú ý của người dân. Ngoài ra, đồng chí còn kết hợp sử dụng phương pháp test nhanh để khảo sát sự hiểu biết của người dân cũng như nhắc lại các quy định về trợ giúp pháp lý; đồng thời phát các đoạn phóng sự về công tác trợ giúp pháp lý để người dân dễ hình dung và hiểu rõ hơn về công tác trợ giúp pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Điện Biên.

Với phương thức truyền thông bằng hình thức trình bày truyền thống, đồng chí Cao Thị Bình đã triển khai truyền thông mẫu theo cách trình bày, giới thiệu cho người dân các quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý để người dân hiểu các chính sách miễn phí của Nhà nước. Phương pháp này đã được sử dụng trong nhiều năm, thuận tiện trong việc truyền tải các nội dung pháp luật, phù hợp với mọi điều kiện tổ chức họp dân tại cơ sở.

Qua phần trình bày của 02 đồng chí đảng viên, các đảng viên và quần chúng trong Chi bộ, đặc biệt là đồng chí Lê Thị Diệu – Phó Bí thư Chi bộ Trung tâm đã có những góp ý cụ thể về mặt ưu điểm và nhược điểm của cả hai phương thức truyền thông trên. Các đồng chí trong Chi ủy, Lãnh đạo Trung tâm khuyến khích việc thay đổi phương pháp truyền thông phù hợp với điều kiện thực tiễn tại cơ sở. Tuy nhiên, việc triển khai truyền thông theo phương pháp trình chiếu powerpoint sẽ giúp đảng viên, viên chức thuộc Trung tâm áp dụng công nghệ thông tin trong thực thi nhiệm vụ, việc sử dụng hình ảnh cũng như trình chiếu sẽ thu hút được người dân thay cho việc ngồi nghe khi trình độ dân trí từng địa bàn có sự khác biệt.

Qua buổi sinh hoạt chuyên đề, đảng viên cùng viên chức Trung tâm đã tiếp thu và rút kinh nghiệm cho công tác chuyên môn khi triển khai hoạt động truyền thông đến tận các thôn/bản. Buổi sinh hoạt cũng là dịp để trau dồi thêm kiến thức, kỹ năng cho viên chức khi thực hiện truyền thông về trợ giúp pháp lý.

 Việc lựa chọn nội dung sinh hoạt chuyên đề phù hợp, nội dung gắn với công tác chuyên môn sẽ tạo ra được hứng thú với đảng viên, viên chức Trung tâm tham gia sinh hoạt Chi bộ. Viên chức Trung tâm sẽ có dịp nâng cao hơn được kỹ năng trong công tác; có hướng đi mới trong phương thức truyền thông để thật sự phù hợp với từng nhóm đối tượng (người dân tộc, trẻ em, phụ nữ là nạn nhân bạo lực gia đình,...). Các thông tin về trợ giúp pháp lý được truyền đạt theo cách dễ nhớ, dễ hiểu, tạo ấn tượng để người dân hiểu và lưu lại thông tin về trợ giúp pháp lý để nhớ ra và tìm đến Trung tâm khi có vướng mắc về pháp luật, đồng thời đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông về trợ giúp pháp lý tại cơ sở và tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ trợ giúp pháp lý của người dân trên địa bàn tỉnh Điện Biên.


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Tin liên quan

     Bình luận


    Mã xác thực không đúng.
       Liên kết website
      Thống kê truy cập
      Thống kê: 2.451.506
      Online: 30