Thứ 5 Ngày 14/5/2020, 10:13:21 AM

“CHỦ ĐỘNG - TỰ TIN - TÀI NĂNG - THẤU HIỂU”, đó là thông điệp, là chủ đề của Hội thi Hòa giải viên cơ sở về bạo lực giới diễn ra ngày 15/12/2021 đến từ 04 đội thi Hoa Anh Đào (xã Pá Khoang), đội Võ Nguyên Giáp (xã Mường Phăng) thuộc thành phố Điện Biên Phủ; đội Hoa Ban (xã Hua Thanh), đội Thấu Hiểu (xã Thanh Nưa) thuộc huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên với 25 là các Hòa giải viên và cũng là những hạt nhân thay đổi tiêu biểu tại cơ sở tham gia.

Có thể nói, Bạo lực giới như “tảng băng chìm” ở Việt Nam. Đây không phải là vấn đề của riêng đồng bào dân tộc thiểu số, mà là của nhiều nhóm và tầng lớp khác nhau trong xã hội. Trong đó, phụ nữ dân tộc thiểu số gặp những rào cản và thách thức đặc thù miền núi, chẳng hạn như hạn chế về khả năng giao tiếp bằng tiếng phổ thông và khả năng đi lại, do đó họ càng khó tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ khi bị bạo lực. Nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ người bị bạo lực giới, trong đó hoạt động hòa giải tại cơ sở được xem là được coi là quan trọng nhất, cần được đẩy mạnh nhằm nâng cao sự chủ động, hiệu quả của công tác này tại cộng đồng dân cư. Với mục tiêu thúc đẩy bình đẳng giới trong cộng đồng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc nói chung và cho phụ nữ dân tộc thiểu số nói riêng; được sự tài trợ của Liên minh châu âu (EU), tổ chức CARE Việt Nam, Viện LIGHT đã phối hợp với Trung tâm phát triển cộng đồng tỉnh Điện Biên (CCD) triển khai thực hiện Dự án “Nâng cao nhận thức và tiếng nói của cộng đồng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc trong phòng ngừa và ứng phó với bạo lực giới – gọi tắt là SUSO”, dự án được thực hiện tại 4 xã (Thanh Nưa, Hua Thanh thuộc huyện Điện Biên và các xã Mường Phăng, Pá Khoang thuộc thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên từ tháng 6/2018 đến tháng 12/2021.

Với các thông điệp chính của Dự án như: “Chủ động nhận diện và hỗ trợ người bị bạo lực giới là trách nhiệm của mỗi cá nhân/tổ chức trong cộng đồng”; “Các dịch vụ hỗ trợ cần  kết nối với nhau,  các cán bộ cung cấp  dịch vụ cần nâng cao kỹ năng hỗ trợ người bị bạo lực giới”; “Sự thờ ơ của những người xung quanh là một trong những nguyên nhân người bị bạo lực không dám lên tiếng”. Trong khuôn khổ dự án này, dự án đã kết nối các dịch vụ hỗ trợ người bị bạo lực giới tại các thôn, bản trong đó có vai trò rất quan trọng của tổ hòa giải cơ sở, của nhóm hạt nhân thay đổi, các cán bộ y tế, địa chỉ tin cậy - nhà tạm lánh tại cộng đồng dân cư. Để nâng cao nhận thức của cộng đồng về hình thức và nguyên nhân của bạo lực giới cũng như tạo sân chơi bổ ích cho các thành viên tham gia dự án, Viện LIGHT đã phối hợp với CCD Điện Biên, Sở Tư pháp tỉnh Điện Biên, Sở Văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Điện Biên, Sở Lao động thương binh xã hội tỉnh Điện Biên tổ chức Hội thi Hòa giải viên cơ sở về Bạo lực giới với chủ đề “Chủ động - Tự tin - Tài năng - Thấu hiểu”. Hội thi còn được phát trực tiếp tại 03 điểm cầu cơ sở tại các xã Mường Phăng, Hua Thanh và Thanh Nưa thu hút sự theo dõi của nhiều khán giả quan tâm.

 Trong thời gian qua, công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh đã có những bước phát triển mới, chất lượng, hiệu quả ngày càng cao, góp phần giữ gìn đoàn kết, gắn bó tình làng, nghĩa xóm, phát huy quyền làm chủ trực tiếp của nhân dân, hạn chế những vụ việc tranh chấp phải giải quyết tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giúp các cơ quan nhà nước, người dân giảm thiểu được thời gian, chi phí đi lại, tạo nên sự đồng thuận, ổn định, thúc đẩy kinh tế - xã hội  địa phương phát triển. Đặc biệt, khi có sự hỗ trợ triển khai của dự án SUSO tại 04 xã tại tỉnh Điện Biên công tác này đã được quan tâm triển khai thực hiện và có những hiệu quả rõ rệt. Để nhân rộng điển hình và lan tỏa thông điệp, ý nghĩa của công tác Hòa giải về Bạo lực giới, Hội thi được tổ chức sẽ góp phần thực hiện hiệu quả Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành, nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vị trí, vai trò và ý nghĩa của công tác hòa giải. Tuyên truyền, phổ biến đến đông đảo cán bộ, nhân dân các quy định của pháp luật liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ, đời sống hàng ngày của người dân nói chung và trong công tác hòa giải ở cơ sở nói riêng. Tạo diễn đàn giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, nâng cao kiến thức pháp luật, nghiệp vụ hòa giải cho các Hòa giải viên; biểu dương, tôn vinh những hạt nhân thay đổi xuất sắc trong công tác hòa giải tại 04 xã thực hiện Dự án.

Phát biểu khai mạc Hội thi, ông Trần Thanh Hưng - Phó Giám đốc Sở Tư pháp đã nhấn mạnh vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác hòa giải ở cơ sở, đặc biệt là hòa giải cơ sở về bạo lực giới. Cùng với việc phối hợp triển khai các hoạt động từ các chương trình, dự án trong thời gian tới, các cơ quan, ban, ngành đoàn thể trên địa bàn tỉnh cũng sẽ thực hiện nhiều hoạt động thiết thực để nâng cao hơn nữa chất lượng công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh.

 
  Text Box:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ảnh: Ông Trần Thanh Hưng

Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Điện Biên phát biểu khai mạc Hội thi

Ngay sau màn khai mạc, các đội đã sôi nổi bước vào 03 phần thi: Chào hỏi; kiến thức; kỹ năng. Vào phần thi chào hỏi, với sức sáng tạo và tài năng vốn có của từng hòa giải viên, các đội đã đưa đến cho hội thi những tiết mục chào hỏi đặc sắc, sinh động, cuốn hút với nhiều nét đặc trưng của công tác hòa giải ở các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên.

Text Box:   

Ảnh: Màn thi chào hỏi của đội thi Hoa Anh Đào

xã Pá Khoang thành phố Điện Biên Phủ

Tại phần thi trắc nghiệm, các đội đều trải qua 6 câu hỏi trắc nghiệm về các quy định của pháp luật hòa giải ở cơ sở về Bạo lực gia đình. Ở phần thi này các hòa giải viên đã khẳng định được sự hiểu biết pháp luật, kinh nghiệm trong xử lý các vụ việc hòa giải tại cơ sở.

 
  Text Box:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ảnh: Các đội thi sôi nổi trả lời câu hỏi

 Hấp dẫn hơn cả vẫn là phần thi kỹ năng, các đội thi đã xây dựng những tiểu phẩm có nội dung thực tế, rất đời thường, sinh động với hình thức thể hiện hấp dẫn, sáng tạo mang đậm tính nghệ thuật. Những tình huống bạo lực gia đình phát sinh trong cuộc sống đã được các đội khái quát, dàn dựng, đưa lên sân khấu hết sức khéo léo, đặc sắc. Bằng sự hiểu biết pháp luật, am hiểu kiến thức xã hội, bằng kinh nghiệm thực tiễn, hơn hết là bằng tài năng của mình, qua những lập luận chặt chẽ, mạch lạc, khúc chiết, qua những lời khuyên nhủ, xoa dịu, hóa giải mâu thuẫn, các đội dự thi đã để lại trong lòng người xem, các hòa giải viên nhiều cảm xúc. Hội thi còn diễn ra phần giao lưu với khán giả thông qua hình thức trả lời câu hỏi liên quan hòa giải ở cơ sở về bạo lực giới nhằm góp phần nâng cao nhận thức cho các khán giả đến cổ vũ Hội thi.

 
  Text Box:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ảnh: Ban Tổ chức trao giải Nhất

cho đội Thấu Hiểu xã Thanh Nưa huyện Điện Biên

Kết thúc Hội thi, Ban tổ chức đã trao giải Nhất cho đội Thấu Hiểu xã Thanh Nưa, giải Nhì cho đội Hoa Ban xã Hua Thanh, đồng giải Ba cho đội Hoa Anh Đào xã Pá Khoang và đội Võ Nguyên Giáp xã Mường Phăng.

        Sự thành công của Hội thi tiếp tục khẳng định ý nghĩa xã hội, nhân văn sâu sắc của công tác hòa giải ở cơ sở nhất là hòa giải cơ sở về bạo lực giới trong cuộc sống hiện nay. Hội thi đã thực sự đem lại những cảm xúc, ấn tượng tốt đẹp về con người và tình người trong việc hóa giải mâu thuẫn phát sinh từ thực tế cuộc sống hàng ngày, góp phần phổ biến pháp luật đến với mọi tầng lớp nhân dân, phòng ngừa và hạn chế vi phạm pháp luật, ổn định trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh, nhất là những hành vi bạo lực giới./.


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Tin liên quan

     Bình luận


    Mã xác thực không đúng.
       Liên kết website
      Thống kê truy cập
      Thống kê: 2.436.488
      Online: 16