Thứ 5 Ngày 14/5/2020, 10:13:21 AM

Ngày 08/12/2023, tại kỳ họp thứ Mười ba, Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên khoá XV đã thông Nghị quyết quy định mức chi bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hoà giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh (Nghị quyết số 24/2023/NQ-HĐND). Nghị quyết này áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Điện Biên, gồm 5 Điều, trong đó các nội dung chi, mức chi để bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở được quy định tại Điều 2 của Nghị quyết. Cụ thể như sau:

1. Chi biên soạn một số tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở đặc thù:

a) Tờ gấp pháp luật (bao gồm biên soạn, biên tập, thẩm định): Cấp tỉnh: 1.200.000 đồng/tờ gấp đã hoàn thành; cấp huyện và cấp xã: 1.000.000 đồng/tờ gấp đã hoàn thành.

b) Tình huống giải đáp pháp luật (bao gồm biên soạn, biên tập, thẩm định): Cấp tỉnh: 360.000 đồng/ tình huống đã hoàn thành; cấp huyện và cấp xã: 300.000 đồng/tình huống đã hoàn thành.

c) Câu chuyện pháp luật (bao gồm biên soạn, biên tập, thẩm định): Cấp tỉnh: 1.800.000 đồng/câu chuyện đã hoàn thành; cấp huyện và cấp xã: 1.530.000 đồng/câu chuyện đã hoàn thành.

d) Tiểu phẩm pháp luật (bao gồm biên soạn, biên tập, thẩm định, lấy ý kiến chuyên gia): Cấp tỉnh: 6.000.000 đồng/tiểu phẩm đã hoàn thành; cấp huyện và cấp xã: 5.100.000 đồng/tiểu phẩm đã hoàn thành.

2. Chi xây dựng chương trình, đề án, kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở và truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; các văn bản quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn chương trình, đề án, kế hoạch của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật, Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật, Ban chỉ đạo các chương trình, đề án, kế hoạch, cụ thể:

a) Xây dựng đề cương

Xây dựng đề cương chi tiết: Cấp tỉnh: 1.200.000 đồng/đề cương; cấp huyện: 900.000 đồng/đề cương; cấp xã: 600.000 đồng/đề cương.

Tổng hợp hoàn chỉnh đề cương tổng quát: Cấp tỉnh: 2.000.000 đồng/đề cương; cấp huyện: 1.500.000 đồng/đề cương; cấp xã: 1.000.000 đồng/đề cương.

b) Soạn thảo chương trình, đề án, kế hoạch:

Soạn thảo chương trình, đề án, kế hoạch: Cấp tỉnh: 3.000.000 đồng/chương trình, đề án, kế hoạch; cấp huyện: 2.250.000 đồng/chương trình, đề án, kế hoạch; cấp xã: 1.500.000 đồng/chương trình, đề án, kế hoạch;

Soạn thảo báo cáo tiếp thu, tổng hợp ý kiến: Cấp tỉnh: 500.000 đồng/báo cáo; cấp huyện: 375.000 đồng/báo cáo; cấp xã: 250.000 đồng/báo cáo.

c) Tổ chức họp, tọa đàm góp ý:

Chủ trì: Cấp tỉnh: 200.000 đồng/người/buổi; cấp huyện: 150.000 đồng/người/buổi; cấp xã: 100.000 đồng/người/buổi.

Thành viên dự: Cấp tỉnh: 100.000 đồng/người/buổi; cấp huyện: 75.000 đồng/người/buổi; cấp xã: 50.000 đồng/người/buổi.

d) Ý kiến tư vấn của chuyên gia: Cấp tỉnh: 500.000 đồng/văn bản; cấp huyện: 375.000 đồng/văn bản; cấp xã: 250.000 đồng/văn bản.

đ) Xét duyệt chương trình, đề án, kế hoạch:

Chủ tịch Hội đồng: Cấp tỉnh: 200.000 đồng/người/buổi; cấp huyện: 150.000 đồng/người/buổi; cấp xã: 100.000 đồng/người/buổi.

Thành viên Hội đồng, thư ký: Cấp tỉnh: 150.000 đồng/người/buổi; cấp huyện: 100.000 đồng/người/buổi; cấp xã: 75.000 đồng/người/buổi.

Đại biểu được mời tham dự: Cấp tỉnh: 100.000 đồng/người/buổi; cấp huyện: 75.000 đồng/người/buổi; cấp xã: 50.000 đồng/người/buổi.

Nhận xét, phản biện của Hội đồng: Cấp tỉnh: 300.000 đồng/bài viết; cấp huyện: 225.000 đồng/bài viết; cấp xã: 150.000 đồng/bài viết.

Bài nhận xét của ủy viên Hội đồng: Cấp tỉnh: 200.000 đồng/bài viết; cấp huyện: 150.000 đồng/bài viết; cấp xã: 100.000 đồng/bài viết.

e) Ý kiến thẩm định chương trình, đề án, kế hoạch (Trường hợp không thành lập Hội đồng xét duyệt): Cấp tỉnh: 500.000 đồng/bài viết; cấp huyện: 375.000 đồng/bài viết; cấp xã: 250.000 đồng/bài viết.

g) Xây dựng các văn bản quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn chương trình, đề án, kế hoạch: Cấp tỉnh: 500.000 đồng/văn bản; cấp huyện: 375.000 đồng/văn bản; cấp xã: 250.000 đồng/văn bản.

3. Chi xây dựng và duy trì sinh hoạt Câu lạc bộ pháp luật, nhóm nòng cốt:

a) Chi hỗ trợ tiền ăn, nước uống cho thành viên tham gia hội nghị ra mắt Câu lạc bộ pháp luật: 50.000 đồng/người/ngày (không quá 01 ngày).

b) Chi tiền nước uống cho người dự sinh hoạt Câu lạc bộ pháp luật, nhóm nòng cốt: 20.000 đồng/người/buổi.

4. Chi thuê văn nghệ, diễn viên phục vụ tổ chức cuộc thi sân khấu, thi trên internet: 350.000 đồng/người/ngày;

5. Chi giải thưởng: Tùy theo quy mô và địa bàn tổ chức cuộc thi để quyết định mức chi giải thưởng cụ thể nhưng không vượt định mức chi tối đa quy định tại khoản này:

a) Giải nhất

Tập thể: Cấp tỉnh: 12.000.000 đồng; cấp huyện: 9.600.000 đồng; cấp xã: 7.680.000 đồng.

Cá nhân: Cấp tỉnh: 7.200.000 đồng; cấp huyện: 5.760.000 đồng; cấp xã: 4.600.000 đồng.

b) Giải nhì

Tập thể: Cấp tỉnh: 8.400.000 đồng; cấp huyện: 6.720.000 đồng; cấp xã: 5.380.000 đồng.

Cá nhân: Cấp tỉnh: 3.600.000 đồng; cấp huyện: 2.880.000 đồng; cấp xã: 2.300.000 đồng.

c) Giải ba

Tập thể: Cấp tỉnh: 6.000.000 đồng; cấp huyện: 4.800.000 đồng; cấp xã: 3.840.000 đồng.

Cá nhân: Cấp tỉnh: 2.400.000 đồng; cấp huyện: 1.920.000 đồng; cấp xã: 1.540.000 đồng.

d) Giải khuyến khích

Tập thể: Cấp tỉnh: 3.600.000 đồng; cấp huyện: 2.880.000 đồng; cấp xã: 2.300.000 đồng.

Cá nhân: Cấp tỉnh: 1.200.000 đồng; cấp huyện: 960.000 đồng; cấp xã: 770.000 đồng.

đ) Giải phụ khác: Cấp tỉnh: 600.000 đồng; cấp huyện: 480.000 đồng; cấp xã: 380.000 đồng.

6. Chi thực hiện báo cáo thống kê về hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở:

a) Thu thập thông tin, xử lý số liệu báo cáo: Cấp tỉnh: 75.000 đồng/báo cáo; cấp huyện: 50.000 đồng/báo cáo; cấp xã: 35.000 đồng/báo cáo.

b) Báo cáo: Cấp tỉnh: 3.600.000 đồng/báo cáo; cấp huyện: 2.880.000 đồng/báo cáo; cấp xã: 2.300.000 đồng/báo cáo.

7. Chi thù lao cho hòa giải viên (đối với các hòa giải viên trực tiếp tham gia vụ, việc hòa giải): 250.000 đồng/vụ, việc. Trường hợp vụ, việc hòa giải thành theo quy định tại Điều 24 Luật Hòa giải ở cơ sở: 300.000 đồng/vụ, việc.

8. Hỗ trợ chi phí mai táng cho người tổ chức mai táng hòa giải viên gặp tai nạn hoặc rủi ro bị thiệt hại về tính mạng trong khi thực hiện hoạt động hòa giải ở cơ sở: 05 tháng lương cơ sở.

9. Chi hỗ trợ hoạt động của tổ hòa giải (chi mua văn phòng phẩm, sao chụp tài liệu, nước uống phục vụ các cuộc họp của tổ hòa giải): 150.000 đồng/tổ hòa giải/tháng.

10. Đối với các nội dung chi khác không được quy định tại Nghị quyết này thì thực hiện theo quy định tại Thông tư số 56/2023/TT-BTC và các quy định hiện hành của tỉnh.

Căn cứ nguồn kinh phí được giao để thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị quyết định chi tiêu cho các nội dung công việc với mức chi phù hợp trong quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị nhưng không vượt quá định mức quy định tại Nghị quyết này.

Nghị quyết này thay thế Nghị quyết số 396/2015/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên quy định mức chi bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân; công tác hoà giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Điện Biên và có hiệu lực từ ngày 01/01/2024./.


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Tin liên quan

     Bình luận


    Mã xác thực không đúng.
       Liên kết website
      Thống kê truy cập
      Thống kê: 2.441.251
      Online: 48