UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN

SỞ TƯ PHÁP

Chào mừng quý bạn đọc đến với Trang thông tin điện tử Sở Tư Pháp
  • Thời gian đăng: Feb 18 2025 4:00PM
  • Luật Công đoàn năm 2024 có một số nội dung mới
  • Luật Công đoàn được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV, Kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 27/11/2024. Luật này thay thế cho Luật Công đoàn số 12/2012/QH13; có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025
  • Luật Công đoàn đã sửa đổi, bổ sung để bảo sự thống nhất, đồng bộ với Hiến pháp và hệ thống pháp luật. Đồng thời bảo đảm sự tương thích với các tiêu chuẩn lao động quốc tế, cam kết của Việt Nam trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và thể chế chính trị của Việt Nam, một số nội dung mới như sau: 

    1. Mở rộng quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn cho “người làm việc không có quan hệ lao động” (Điều 5)

    Người lao động Việt Nam có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn”, bao gồm cả người làm việc không có quan hệ lao động

    2. Mở rộng quyền gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động là công dân nước ngoài

    Tại khoản 2 Điều 5: “Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên được gia nhập và hoạt động công đoàn tại công đoàn cơ sở.”.

    3. Bổ sung quyền gia nhập Công đoàn Việt Nam của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp (Điều 6)

    - Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp được thành lập và hoạt động hợp pháp, tự nguyện tán thành Điều lệ Công đoàn Việt Nam thì có quyền gia nhập Công đoàn Việt Nam.

    - Người lao động là thành viên của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp tự nguyện và đủ điều kiện gia nhập Công đoàn Việt Nam theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam thì được công nhận là đoàn viên công đoàn.

    Tại Điều 6 của Luật cũng đã quy định cụ thể về thành phần hồ sơ; trình tự, thủ tục gia nhập Công đoàn Việt Nam.

    4. Bổ sung nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam và làm rõ hơn nguyên tắc, nội dung hợp tác quốc tế về công đoàn (Điều 7, Điều 9)

    Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam là “hợp tác, phối hợp với người sử dụng lao động, đồng thời bảo đảm tính độc lập của tổ chức Công đoàn” nhằm bảo đảm phù hợp với tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản (Điều 7).

    Tại khoản 1, 2, Điều 9, quy định “ 1. Hợp tác quốc tế về công đoàn phải phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách đối ngoại, Hiến pháp, pháp luật, quy định về công tác đối ngoại nhân dân và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.2. Hợp tác quốc tế về công đoàn được thực hiện trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng thể chế chính trị và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam và Công đoàn Việt Nam trên trường quốc tế.” và quy định cụ thể các nội dung hợp tác quốc tế về công đoàn. Tong đó, giao Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn, quản lý hoạt động hợp tác quốc tế theo quy định của Luật Công đoàn và pháp luật có liên quan.

    5. Quy định cụ thể hệ thống tổ chức Công đoàn Việt Nam với 04 cấp (Điều 8)

    Tại Điều 8 xác định và phân định rõ “Công đoàn Việt Nam” với “Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam”. Theo đó, Công đoàn Việt Nam là tổ chức thống nhất bao gồm 4 cấp: (1) Cấp trung ương là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; (2) Công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương và tương đương bao gồm liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là liên đoàn lao động cấp tỉnh); công đoàn ngành trung ương; công đoàn tập đoàn kinh tế, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; (3) Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở bao gồm liên đoàn lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là liên đoàn lao động cấp huyện); công đoàn ngành địa phương; công đoàn tập đoàn kinh tế, công đoàn tổng công ty (không trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam); công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao; công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khác theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam; (4) Công đoàn cấp cơ sở bao gồm công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở.

    Đồng thời đã khẳng định “Công đoàn Việt Nam là tổ chức duy nhất đại diện của người lao động ở cấp quốc gia trong quan hệ lao động”.

    6. Bổ sung và quy định rõ các hành vi bị nghiêm cấm (Điều 10)

    Luật Công đoàn năm 2012 có 04 khoản quy định các hành vi bị nghiêm cấm. Bên cạnh những hành vi bị nghiêm cấm đã được quy định tại Luật Công đoàn năm 2012 như: Cản trở, gây khó khăn trong việc thực hiện quyền công đoàn…Luật Công đoàn năm 2024 đã bổ sung và quy định rõ các hành vi bị nghiêm cấm như: (1) Phân biệt đối xử đối với người lao động, cán bộ công đoàn vì lý do thành lập, gia nhập hoặc hoạt động công đoàn, bao gồm các hành vi sau đây: Yêu cầu tham gia, không tham gia hoặc ra khỏi Công đoàn Việt Nam để được tuyển dụng, giao kết hoặc gia hạn hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc; Sa thải, kỷ luật,đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc; không tiếp tục giao kết hoặc gia hạn hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc; chuyển người lao động làm công việc khác; Phân biệt đối xử về tiền lương, thưởng, phúc lợi, thời giờ làm việc, các quyền và nghĩa vụ khác trong lao động; Kỳ thị, phân biệt đối xử về giới, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng và phân biệt đối xử khác trong lao động; Thông tin không đúng sự thật nhằm hạ thấp uy tín, danh dự của cán bộ công đoàn; Hứa hẹn, cung cấp lợi ích vật chất, lợi ích phi vật chất để người lao động, cán bộ công đoàn không tham gia hoạt động công đoàn, thôi làm cán bộ công đoàn hoặc có hành vi chống lại Công đoàn; Chi phối, cản trở, gây khó khăn liên quan đến công việc nhằm làm suy yếu hoạt động công đoàn;…; (2) Can thiệp, thao túng quá trình thành lập, hoạt động của Công đoàn, làm suy yếu hoặc vô hiệu hóa việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền, trách nhiệm của Công đoàn; (3) Các hành vi liên quan đến đóng, quản lý sử dụng kinh phí công đoàn (không đóng, chậm đóng, đóng không đúng mức quy định, đóng không đủ số người thuộc đối tượng phải đóng; quản lý, sử dụng kinh phí công đoàn không đúng quy định), nhận viện trợ, tài trợ, tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật trái quy định của pháp luật…

    7. Quy định cụ thể hơn quyền, trách nhiệm đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn và người lao động (Điều 11)

    - Đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, công trình văn hóa, thể thao, hạ tầng kỹ thuật có liên quan để phục vụ đoàn viên công đoàn, NLĐ theo quy định của pháp luật

    - Tổ chức các hoạt động chăm lo, nâng cao đời sống, văn hoá, tinh thần; động viên, khen thưởng, hỗ trợ khi ốm đau, thai sản, khó khăn, hoạn nạn và các hoạt động chăm lo khác cho đoàn viên công đoàn và NLĐ…

    - Bổ sung quyền, trách nhiệm đại diện, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn và NLĐ bảo đảm đồng bộ với hệ thống pháp luật.

    8. Bổ sung quyền giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn (Điều 16)

    - Giám sát của Công đoàn bao gồm 02 hoạt động: (1) Tham gia giám sát với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; (2) Hoạt động chủ trì giám sát;

    - Bổ sung quy định cụ thể về hoạt động chủ trì giám sát mang tính xã hội của Công đoàn, bao gồm nguyên tắc, hình thức, quyền, trách nhiệm của Công đoàn, quyền, trách nhiệm của NSDLĐ cơ quan, tổ chức được giám sát;

    - Quyền và trách nhiệm giám sát của người sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức, như sau: (1) Được thông báo trước về nội dung, kế hoạch giám sát; (2) Bố trí thời gian, địa điểm, thành phần làm việc theo yêu cầu của đoàn giám sát; (3) Được trao đổi, làm rõ về các nội dung giám sát thuộc phạm vi trách nhiệm của mình; (4) Được kiến nghị xem xét lại kết quả giám sát, kiến nghị sau giám sát khi cần thiết; (5) Thực hiện theo yêu cầu, kiến nghị quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 6 Điều 16; (7) Thực hiện kiến nghị sau giám sát.

    9. Bổ sung quy định về quyền của đoàn viên công đoàn (Điều 21)

    - Được thụ hưởng chính sách thuê nhà ở xã hội của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

    - Được tuyên dương, khen thưởng khi có thành tích trong lao động, sản xuất và hoạt động công đoàn.

    - Thực hiện quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

    10. Bổ sung, làm rõ hơn quy định về trách nhiệm của đoàn viên công đoàn (Điều 22)

    Luật Công đoàn năm 2024 đã bổ sung, làm rõ hơn trách nhiệm của đoàn viên công đoàn so với Luật Công đoàn năm 2012, cụ thể như“Học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong làm việc; rèn luyện phẩm chất giai cấp công nhân; sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật.”; “ Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp trong lao động và trong cuộc sống; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả lao động; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và tổ chức Công đoàn; tham gia xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.”

    11. Bổ sung một số nội dung Đảm bảo cho cán bộ công đoàn (Điều 28)

    - Người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với cán bộ công đoàn không chuyên trách nếu không có ý kiến thoả thuận bằng văn bản của “công đoàn cấp trên trực tiếp”.

    - Quy định rõ “Trường hợp người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách bị người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, buộc thôi việc hoặc sa thải trái pháp luật thì Công đoàn có trách nhiệm yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền can thiệp hoặc đại diện theo pháp luật khởi kiện vụ việc lao động tại Tòa án để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho cán bộ công đoàn, trừ trường hợp cán bộ công đoàn từ chối.”

    - Hỗ trợ cho cán bộ công đoàn không chuyên trách trong thời gian gián đoạn việc làm, không thể trở lại làm công việc cũ do bị người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động “Trường hợp không thể trở lại làm công việc cũ thì cán bộ công đoàn không chuyên trách được Công đoàn hỗ trợ tìm việc làm mới và trong thời gian gián đoạn việc làm được hỗ trợ bằng tiền từ nguồn tài chính công đoàn theo quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.”

    1. Bổ sung các trường hợp miễn, giảm, tạm dừng đóng kinh phí công đoàn (Điều 30)

    - Miễn đối với: Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thực hiện giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật thì được xem xét miễn số tiền chưa đóng kinh phí công đoàn.

    - Giảm đối với: Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gặp khó khăn vì lý do kinh tế hoặc bất khả kháng thì được xem xét giảm mức đóng kinh phí công đoàn.

    - Tạm dừng đối với: Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gặp khó khăn phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh dẫn đến việc không có khả năng đóng kinh phí công đoàn thì được xem xét tạm dừng đóng kinh phí công đoàn trong thời gian không quá 12 tháng.

    Hết thời hạn tạm dừng đóng, doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tiếp tục đóng kinh phí công đoàn và đóng bù kinh phí công đoàn cho thời gian tạm dừng đóng. Thời hạn đóng bù chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng tiếp theo tháng kết thúc việc tạm dừng đóng. Số tiền đóng bù bằng số tiền phải đóng của những tháng tạm dừng đóng.

    13. Sửa đổi, bổ sung các quy định nhằm làm rõ nguyên tắc quản lý, sử dụng tài chính công đoàn (Điều 31)

    13.1. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được giao phân cấp thu, phân phối kinh phí công đoàn

    Theo khoản 4 Điều 31, “Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thực hiện việc phân cấp thu, phân phối kinh phí công đoàn. Ở những nơi có tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp, số kinh phí công đoàn dành cho cấp cơ sở được phân phối cho tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp theo số thành viên của tổ chức này tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, số tiền đóng, tổng số người lao động tại doanh nghiệp tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.”

    Đồng thời Luật giao Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi tiêu và quản lý, sử dụng tài chính công đoàn phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của Công đoàn sau khi thống nhất với Chính phủ (khoản 5 Điều 31).

    13.2. Bổ sung thêm một số nhiệm vụ tài chính công đoàn được sử dụng

    - Bổ sung nhiệm vụ chi đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho đoàn viên công đoàn và người lao động thuê;

    - Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số của tổ chức Công đoàn;

    - Hỗ trợ cho cán bộ công đoàn không chuyên trách trong thời gian gián đoạn việc làm, không thể trở lại làm công việc cũ do bị NSDLĐ chấm dứt HĐLĐ, hợp đồng làm việc, buộc thôi việc hoặc sa thải trái pháp luật;

    + Hỗ trợ Công đoàn cơ sở nơi được miễn, giảm, tạm dừng đóng kinh phí công đoàn …

    14. Công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, giám sát tài chính công đoàn đã được bổ sung các nội dụng cụ thể hơn như:

     - Thời gian báo cáo đã được quy định rõ: “Định kỳ hai năm một lần, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam báo cáo Quốc hội về tình hình thu, chi và quản lý, sử dụng tài chính công đoàn” (khoản 4 Điều 33).

    - Thời gian kiểm toán: “Định kỳ hai năm một lần, Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán việc quản lý và sử dụng tài chính công đoàn và báo cáo kết quả với Quốc hội cùng thời điểm báo cáo quy định tại khoản 4 Điều 33; thực hiện kiểm toán đột xuất theo yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội” (khoản 5 Điều 33).

    Phòng PBGD&TDTHPL

  • Tải file
  • Điện Biên quảng bá, xúc tiến du lịch qua nền tảng số
  • Thông báo đăng ký tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá tài sản
  • Thông cáo báo chí Lễ hội Hoa ban năm 2025 và Ngày hội văn hóa, thể thao và Du lịch Điện Biên lần thứ VIII
  • Thông báo đấu giá tài sản lần 4 (Đấu giá theo thủ tục rút gọn)
  • Thông báo bán đấu giá tài sản (Lần 2)
  • Thông báo về việc lựa chọn luật sư
  • Danh sách tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện nhận tập sự trên địa bàn tỉnh Điện Biên
  • Về việc công bố Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 9001:2015
  • Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức, người lao động năm 2024
  • Thông báo công nhận kết quả trúng tuyển và hoàn thiện hồ sơ trúng tuyển viên chức Sở Tư pháp năm 2024
  • Sở Tư pháp tỉnh Điện Biên Thông báo lịch tiếp công dân năm 2025
  • Sở Tư pháp công nhận kết quả đối với thí sinh đạt kết quả cao Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật hôn nhân và gia đình; tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống” năm 2024 trên địa bàn tỉnh Điện Biên...
  • Thông báo danh sách người đăng ký tập sự hành nghề Thừa phát lại năm 2025 trên địa bàn tỉnh Điện Biên
  • Thông báo Kết quả xét nâng bậc lương thường xuyên đợt II, nâng phụ cấp thâm niên vượt khung và nâng lương trước thời hạn (TTH) năm 2024 của Hội đồng xét nâng lương Sở Tư pháp tỉnh Điện Biên
  • Thông báo Cung cấp thông tin về nội dung đăng ký hoạt động của Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư
  • Thông báo về việc đăng ký tập sự hành nghề Thừa phát lại
  • Thông báo về việc cung cấp thông tin thay đổi nội dung Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại
  • Thông báo Về việc cung cấp thông tin thay đổi nội dung Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng luật sư A1
  • Thông báo về việc công nhận hoàn thành tập sự hành nghề Thừa phát lại
  • Thông báo về việc chấm dứt hoạt động của Chi nhánh Điện Biên Công ty Đấu giá hợp danh số 6 quốc gia
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập: page counter