Thứ 5 Ngày 14/5/2020, 10:13:21 AM

Nhằm thực hiện hiệu quả công tác phối hợp liên ngành trong hoạt động tố tụng, tăng cường phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý ở giai đoạn xét xử tại Tòa án nhân dân hai cấp; ngày 07/12/2022 Sở Tư pháp và Toà án nhân dân tỉnh Điện Biên đã ký Quy chế phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

Thực hiện văn bản số 244/TANDTC-PC, ngày 05/11/2019 của Tòa án nhân dân tối cao về việc thi hành Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC; Chương trình phối hợp số 1603/CTPH-BTP-TANDTC ngày 19/5/2022 giữa Bộ Tư pháp và Tòa án nhân dân tối cao về người thực hiện trợ giúp pháp lý trực tại tòa án; Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC ngày 29/6/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định về phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng. Để đảm bảo quyền được trợ giúp pháp lý, trên cơ sở sự thống nhất giữa hai ngành, Sở Tư pháp và Toà án nhân dân tỉnh Điện Biên đã xây dựng Quy chế phối hợp về thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng. Quy chế gồm 03 Chương và 12 Điều, nội dung Quy chế đã thể hiện rõ mục tiêu, nhiệm vụ và trách nhiệm của từng ngành. Trong đó, thể hiện rõ quy định về phạm vi, đối tượng điều chỉnh, nguyên tắc, hình thức, nội dung phối hợp về thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức liên quan.

Tham dự lễ ký có đồng chí Tẩn Minh Long - Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy; đồng chí Phạm Văn Nam, Tỉnh ủy viên, Chánh án Toà án nhân dân tỉnh; đồng chí Phạm Đình Quế - Giám đốc Sở Tư pháp; các đồng chí là thành viên của Hội đồng phối hợp liên ngành; thành viên Tổ giúp việc Hội đồng phối hợp liên ngành; đại diện Lãnh đạo các phòng/tòa chuyên trách Toà án nhân dân tỉnh; đại diện Lãnh đạo các phòng/đơn vị thuộc Sở Tư pháp; đại diện lãnh đạo Tòa án nhân dân, phòng Tư pháp cấp huyện.

Hai ngành cùng thống nhất nội dung về phối hợp với mục đích mang lại hiệu quả thiết thực trong hoạt động trợ giúp pháp lý trong giai đoạn xét xử, trong đó tập trung vào việc phối hợp để Trợ giúp viên pháp lý trực trực tiếp tại trụ sở của Tòa án; phối hợp trong tổ chức phiên tòa trực tuyến liên quan đến hoạt động trợ giúp pháp lý; phối hợp trong quá trình thụ lý, giải quyết vụ việc; phối hợp truyền thông về trợ giúp pháp lý; phối hợp tham gia các hoạt động tố tụng. Trong các nội dung cụ thể, Quy chế đã chỉ rõ trách nhiệm, vai trò của từng ngành và nhấn mạnh về việc có sự trao đổi, thông tin thường xuyên để đảm bảo các nội dung phối hợp được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả. Đạt đến mục tiêu thực hiện thống nhất, đồng bộ Thông tư liên tịch số 10 và Nghị quyết số 33/2021/QH15 ngày 12/11/2021 của Quốc hội nhằm thúc đẩy các ngành đảm bảo quyền được trợ giúp pháp lý cho các đối tượng thuộc diện trợ giúp pháp lý miễn phí của Nhà nước.

                                                                                 

Việc ký kết Quy chế giữa hai ngành tạo điều kiện thuận lợi cho người thực hiện trợ giúp pháp lý và người tiến hành tố tụng thuộc Toà án nhân dân tỉnh chủ động thực hiện chức năng, nhiệm vụ được phân công, bảo đảm triển khai có hiệu quả các quy định về tố tụng trong giải quyết vụ án hình sự, dân sự, hành chính, lao động; bảo đảm quyền của người được trợ giúp pháp lý. Tăng cường khả năng tiếp cận chính sách trợ giúp pháp lý của người thuộc diện được trợ giúp pháp lý; nâng cao trách nhiệm của đội ngũ người tiến hành tố tụng và đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý trong việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho người yếu thế./.


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Tin liên quan

     Bình luận


    Mã xác thực không đúng.
       Liên kết website
      Thống kê truy cập
      Thống kê: 2.383.600
      Online: 40