Thứ 5 Ngày 14/5/2020, 10:13:21 AM

Thực hiện Quyết định số 1547/QĐ-BTP ngày 08/7/2020 của Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch kiểm tra công tác đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất năm 2020 tại các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Tây Ninh, Bình Dương; Quyết định số 1717/QĐ-BTP ngày 07/8/2020 của Bộ Tư pháp về thành lập Đoàn kiểm tra, theo dõi thi hành pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại tỉnh Điện Biên và Lai Châu. Ngày 16/11/2020, đồng chí Phạm Tuấn Ngọc - Cục trưởng Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, Bộ Tư pháp làm Trưởng đoàn Kiểm tra liên ngành đã tiến hành kiểm tra tại tỉnh Điện Biên. Tham gia Đoàn kiểm tra liên ngành có các thành viên thuộc các cơ quan: Cục Đăng ký đất đai, Tổng cục Quản lý đất đai - Bộ Tài nguyên và Môi trường; Phòng Quản lý nghiệp vụ, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, Phòng Theo dõi thi hành pháp luật, Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật - Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp tỉnh Điện Biên.

- Ngày 16/11/2020, Đoàn làm việc và kiểm tra tại Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên - Môi trường và TTQL đất đai thành phố Điện Biên phủ, huyện Điện Biên - tỉnh Điện Biên. Nội dung kiểm tra: Theo Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định số 1547/QĐ-BTP ngày 08/7/2020 của Bộ Tư pháp.

 

 Đ/c Phạm Tuấn Ngọc - Cục trưởng Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm - Bộ Tư pháp

Trưởng đoàn kiểm tra phát biểu tại buổi làm việc tại Sở Tư pháp

Ngày 17/11/2020 Đoàn làm việc và kiểm tra tại Sở Tư pháp. Thành phần làm việc: Các đồng chí Lãnh đạo Sở Tư pháp, lãnh đạo và chuyên viên phòng Hành chính tư pháp; đại diện lãnh đạo các phòng chuyên môn thuộc Sở Tư pháp; đại diện lãnh đạo Sở Tài nguyên - Môi trường; Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên - môi trường, TTQL đất đai thuộc Thành phố Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên; Văn phòng UBND tỉnh, Chi nhánh ngân hàng nhà nước tỉnh Điện Biên; Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp, Đầu tư và phát triển, Công thương, An bình, Liên Việt bank chi nhánh Điện Biên; Phòng Công chứng số 1, Văn phòng Công chứng Điện Biên, Xuân phúc.

Qua 02 ngày làm việc và kiểm tra tình hình thực tế tại tỉnh Điện Biên cho thấy, công tác đăng ký biện pháp bảo đảm trên địa bàn tỉnh đã được triển khai thực hiện tốt, UBND tỉnh Điện Biên đã quan tâm và có những chỉ đạo sát sao trong việc triển khai công tác đăng ký biện pháp bảo đảm; công tác ban h hành các văn bản chỉ đạo thực hiện kịp thời, Sở Tư pháp đã chủ động xây dựng, tham mưu trình UBND tỉnh ban hành Quyết định số 01/2013/QĐ-UBND ngày 15/01/2013 của UBND tỉnh Điện Biên ban hành Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước về đăng ký giao dịch bảo đảm trên địa bàn tỉnh Điện Biên giữa Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường và các ngành có liên quan; quan tâm bố trí biên chế làm công tác đăng ký biện pháp bảo đảm, giao cho Phòng Hành chính tư pháp - Sở Tư pháp trực tiếp tham mưu công tác đăng ký biện pháp bảo đảm; đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho Sở Tài nguyên và Môi trường, trang bị đầy đủ máy móc, trang thiết bị, tủ đựng hồ sơ, kho lưu trữ cho công tác đăng ký biện pháp bảo đảm tại các VPĐK đất đai tỉnh, TTQL đất đai cấp huyện.

Toàn cảnh buổi làm việc tại cơ sở

 Thực hiện Nghị định số 102/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đăng ký biện pháp bảo đảm, Thông tư số 07/2019/TT-BTP ngày 25/11/2019 của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số nội dung về  đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. Sở Tư pháp đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các kế hoạch để cụ thể hoá văn bản của cấp trên và chỉ đạo tổ chức, triển khai thực hiện đảm bảo đúng theo quy định. Sở Tư pháp đã ban hành theo thẩm quyền Công văn số 1402/STP-HCTP ngày 13/12/2019 về việc triển khai thực hiện Thông tư số 07/2019/TT-BTP đề nghị Sở Tài nguyên và môi trường, Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức hành nghề công chứng, các cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh triển khai bằng các hình thức phù hợp việc tổ chức thực hiện đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất theo đúng các quy định. Các cơ quan có liên quan đã triển khai thực hiện quy định về đăng ký biện pháp bảo đảm, đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; Sở Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản gửi các Chi nhánh Ngân hàng cấp tỉnh, các tổ chức tín dụng, Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh, Trung tâm Quản lý đất đai cấp huyện đề nghị các cơ quan, đơn vị tuyên truyền, phổ biến, quán triệt và thực hiện nghiêm túc các quy định có liên quan về đăng ký biện pháp bảo đảm, đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh; đồng thời hướng dẫn hỗ trợ khách hàng trong quá trình hoàn thiện các thủ tục liên quan đến việc nhận thế chấp tài sản bảo đảm.

Toàn cảnh buổi làm việc tại Sở Tư pháp tỉnh Điện Biên

Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. Các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện đã tổ chức quán triệt, phổ biến Nghị định 102/2017/NĐ-CP và các văn bản liên quan tới cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân bằng nhiều hình thức khác nhau, như lồng ghép nội dung trong các buổi hội nghị triển khai về công tác tư pháp, đăng tin trên Bản tin Tư pháp, trên phương tiện thông tin đại chúng, thông qua các buổi tuyên truyền lưu động. Thông qua đó đã tạo được sự chuyển biến tích cực trong nhận thức về vai trò cũng như tầm quan trọng của công tác đăng ký biện pháp bảo đảm trong xã hội; đội ngũ công chức, viên chức được giao nhiệm vụ thực hiện công tác đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại các VPĐK đất đai tỉnh và UBND cấp huyện đã từng bước được trang bị kỹ năng, nghiệp vụ trong lĩnh vực đăng ký biện pháp bảo đảm, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả tham mưu, tổ chức triển khai nhiệm vụ, đáp ứng tốt yêu cầu tốt hơn nhiệm vụ được giao; công dân trên địa bàn tỉnh đã hiểu rõ hơn những quy định của pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm và thực hiện quyền yêu cầu đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất theo quy định. Đồng thời tham mưu cho UBND tỉnh công bố, niêm yết công khai kịp thời các TTHC về đăng ký biện pháp bảo đảm tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của cấp tỉnh, huyện, xã, đăng tải trên trang/cổng thông tin điện tử của UBND và Sở Tư pháp, Sở Tài Nguyên và Môi trường theo đúng quy định.

Việc giải quyết hồ sơ đăng ký: Từ ngày 01/01/2017 đến ngày 30/6/2020: VPĐK đất đai tỉnh đã thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm cho 100% hồ sơ cho các tổ chức đang sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Điện Biên. TTQL đất đai các huyện đã thực hiện: 21.668 hồ sơ đối với hộ gia đình, cá nhân. Thời gian thực hiện hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trung bình là 01 ngày, không có hồ sơ chậm muộn quá thời gian quy định.

Việc thu phí đăng ký, phí cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm: Tại VPĐK đất đai tỉnh từ ngày 01/1/2017 đến ngày 30/6/2020 là: 5.324.000 đồng. Tại TTQL đất đai các huyện, thị xã, thành phố: 1.055.480.000 đồng.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, đồng chí Phạm Tuấn Ngọc - Cục trưởng Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm - Bộ Tư pháp và đoàn công tác liên ngành cũng đã chỉ ra những hạn chế, tồn tại như: Một số nhiệm vụ của công tác quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm thực hiện còn hạn chế, Công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác đăng ký biện pháp bảo đảm tại Văn phòng đăng ký đất đai và các Trung tâm Quản lý đất đai cấp huyện; việc kiểm tra hoạt động của các trung tâm quản lý đất đai tại địa phương còn ít. Việc phối hợp trong hoạt động quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm có lúc, có việc chưa kịp thời, do vậy hiệu quả quản lý nhà nước chưa cao./.

Lù Thị Thuý

 


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Tin liên quan
    Tin đã đăng

       Bình luận


      Mã xác thực không đúng.
         Liên kết website
        Thống kê truy cập
        Thống kê: 2.382.554
        Online: 13