UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN

SỞ TƯ PHÁP

Chào mừng quý bạn đọc đến với Trang thông tin điện tử Sở Tư Pháp
  • Công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
  • - Trình tự thực hiện: 

    Bước 1. UBND cấp xã tự chấm điểm, đánh giá kết quả thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu (từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 của năm đánh giá); niêm yết công khai kết quả tự chấm điểm, đánh giá; gửi hồ sơ đề nghị công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đến UBNDcấp huyện trước ngày 10/01 của năm liền kề sau năm đánh giá.

    Bước 2. UBNDcấp huyện thành lập Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật để tư vấn, thẩm định giúp Chủ tịch UBNDcùng cấp xem xét, quyết định công nhận và công bố xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên Cổng (hoặc Trang) thông tin điện tử của cấp huyện trước ngày 10/02 của năm liền kề sau năm đánh giá.

    - Cách thức thực hiện: Gửi văn bản, hồ sơ điện tử hoặc qua Bưu điện

    - Thành phần, số lượng hồ sơ:

    + Báo cáo đánh giá kết quả đạt chuẩn tiếp cận pháp luật;

    +Bản tổng hợp điểm số của các tiêu chí, chỉ tiêu;

    + Bản tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến của tổ chức, cá nhân về kết quả tự đánh giá, chấm điểm các tiêu chí, chỉ tiêu (nếu có);

    + Văn bản đề nghị công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật;

    + Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).

    - Thời hạn giải quyết: 40 ngày (từ ngày 01/01 đến trước ngày 10/2 của năm liền kề sau năm đánh giá)

    - Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp xã

    - Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Chủ tịch UBND cấp huyện

    - Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

    - Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định

    - Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Các biểu mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 09/2021/TTBTP:

    + UBND cấp xã thực hiện: Mẫu 01; Mẫu 02; Mẫu 03; Mẫu 04.

    + UBND cấp huyện thực hiện: Mẫu 05; Mẫu 06; Mẫu 07; Mẫu 08

    - Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Xã, phường, thị trấn được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật khi có đủ các điều kiện sau đây:

    + Tổng số điểm của các tiêu chí đạt từ 80 điểm trở lên;

    + Tổng số điểm của từng tiêu chí đạt từ 50% số điểm tối đa trở lên;

    + Trong năm đánh giá, không có cán bộ, công chức là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền xã, phường, thị trấn bị xử lý kỷ luật hành chính do vi phạm pháp luật trong thi hành công vụ hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

    - Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

    Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật;

    Thông tư số 09/2021/TTBTP ngày 15 tháng 11 năm 2021 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg./.

  • Quyết định miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật (cấp huyện)
  • - Trình tự thực hiện: 

    Bước 1: Các phòng, đơn vị chuyên môn của UBNDcác huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi chung là cấp huyện), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận cấp huyện, Công an, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, Chi Cục Thi hành án dân sự cấp huyện, Ban chỉ huy quân sự, biên phòng và cơ quan nhà nước cấp huyện khác (sau đây gọi là cơ quan, tổ chức cấp huyện) căn cứ quy định tại Điều 4 Thông tư số 10/2016/TT-BTP ngày 22 tháng 7 năm 2016 quy định về báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật và yêu cầu công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, điều kiện thực tế có văn bản đề nghị miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật gửi đến phòng Tư pháp (đối với báo cáo viên pháp luật cấp huyện) và thông báo cho báo cáo viên pháp luật biết lý do. Trường hợp văn bản đề nghị miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật không có đủ thông tin quy định thì trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản, cơ quan tiếp nhận có văn bản đề nghị bổ sung thông tin.

    Bước 2: Phòng Tư pháp tổng hợp, trình Chủ tịch UBNDcấp huyện xem xét, quyết định  miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật cấp huyện.

    Bước 3: UBND cấp huyện ban hành quyết định miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật cấp huyện

    - Cách thức thực hiện: Gửi văn bản điện tử hoặc qua Bưu điện

    - Thành phần, số lượng hồ sơ:

    + Thành phần: Văn bản đề nghị miễn nhiệm phải có đầy đủ các thông tin sau đây của báo cáo viên pháp luật được đề nghị miễn nhiệm: Họ và tên; Chức vụ, chức danh (nếu có) và cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác; Số, ngày, tháng, năm của Quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật; Lý do của việc đề nghị miễn nhiệm.

    + Số lượng: 01 bộ.

    - Thời hạn giải quyết:Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

    - Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan, tổ chức cấp huyện.

    - Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:UBND cấp huyện.

    - Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:Quyết định miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật cấp huyện

    - Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định

    - Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định

    - Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):  Báo cáo viên pháp luật được đề nghị miễn nhiệm phải thuộc một các trường hợp theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư số 10/2016/TT-BTP ngày 22/7/2016 của Bộ Tư pháp ( Các trường hợp miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật bao gồm:

    + Tự nguyện xin thôi làm báo cáo viên pháp luật vì lý do sức khỏe, hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do chính đáng khác;

    + Không còn là cán bộ, công chức, viên chức, sỹ quan trong lực lượng vũ trang nhân dân hoặc chuyển công tác khỏi cơ quan, tổ chức đã đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật;

    + Không còn đủ tiêu chuẩn quy định tại Khoản 2 Điều 35 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật;

    + Từ chối không thực hiện hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật theo sự phân công của cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý trực tiếp mà không có lý do chính đáng từ 03 lần trở lên;

    + Thực hiện một trong các hành vi bị cấm quy định tại Điều 9 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật;

    + Bị Tòa án kết án và bản án đã có hiệu lực pháp luật;

    + Mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự.)

    - Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

     Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012;

    Thông tư số 10/2016/TT-BTP ngày 22 tháng 7 năm 2016 quy định về báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật.

  • Quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật (cấp huyện)
  • - Trình tự thực hiện:

    Bước 1Các phòng, đơn vị chuyên môn của UBND các huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi chung là cấp huyện), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện và các tổ chức thành viên của Mặt trận cấp huyện, Công an, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, Chi Cục Thi hành án dân sự cấp huyện, Ban chỉ huy quân sự, biên phòng và cơ quan nhà nước cấp huyện khác (sau đây gọi là cơ quan, tổ chức cấp huyện) căn cứ vào yêu cầu công tác phổ biến, giáo dục pháp luật lựa chọn cán bộ, công chức, viên chức và sỹ quan trong lực lượng vũ trang nhân dân có đủ tiêu chuẩn quy định tại Khoản 2 Điều 35 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật để Thủ trưởng cơ quan, tổ chức cấp huyện có văn bản đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật gửi phòng Tư pháp.Trường hợp văn bản đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật không có đủ thông tin quy định thì trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản, cơ quan tiếp nhận có văn bản đề nghị bổ sung thông tin.

    Bước 2: Phòng Tư pháp tổng hợp, trình Chủ tịch UBNDcấp huyện xem xét, quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật cấp huyện.

    Bước 3: UBND cấp huyện ban hành Quyết định Công nhận báo cáo viên cấp huyện

    - Cách thức thực hiện: Gửi văn bản điện tử hoặc qua Bưu điện

    - Thành phần, số lượng hồ sơ:

    + Thành phần: Văn bản đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật phải có đầy đủ các thông tin sau đây của người được đề nghị công nhận: Họ và tên; Chức vụ, chức danh (nếu có) và cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác; Trình độ chuyên môn; Lĩnh vực pháp luật chuyên môn sâu dự kiến kiêm nhiệm thực hiện hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật. + Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

    - Thời hạn giải quyết:Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

    - Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan, tổ chức cấp huyện

    - Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:UBND cấp huyện

    - Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:Quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật cấp huyện

    - Phí, lệ phí (nếu có): Không.

    - Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

    - Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

    + Có phẩm chất đạo đức tốt, lập trường tư tưởng vững vàng, có uy tín trong công tác;

    + Có khả năng truyền đạt;

    + Có bằng tốt nghiệp đại học luật và thời gian công tác trong lĩnh vực pháp luật ít nhất là 02 năm; trường hợp không có bằng tốt nghiệp đại học luật, nhưng có bằng tốt nghiệp đại học khác thì phải có thời gian công tác liên quan đến pháp luật ít nhất là 03 năm.

    - Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

    Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012;

    Thông tư số 10/2016/TT-BTP ngày 22 tháng 7 năm 2016 quy định về báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật.

  • Quyết định miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật (cấp tỉnh)
  • - Trình tự thực hiện: 

     Bước 1Cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận cấp tỉnh, Công an, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh, Bộ Tư lệnh Thủ đô, Bộ chỉ huy quân sự, Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng và cơ quan nhà nước cấp tỉnh khác (sau đây gọi là cơ quan, tổ chức cấp tỉnh) căn cứ quy định tại Điều 4 Thông tư số 10/2016/TT-BTP ngày 22 tháng 7 năm 2016 quy định về báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luậtyêu cầu công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, điều kiện thực tế có văn bản đề nghị miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật gửi đến Sở Tư pháp (đối với báo cáo viên pháp luật tỉnh) và thông báo cho báo cáo viên pháp luật biết lý do. Trường hợp văn bản đề nghị miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật không có đủ thông tin quy định thì trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản, cơ quan tiếp nhận có văn bản đề nghị bổ sung thông tin.

     Bước 2: Sở Tư pháp tổng hợp, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật tỉnh.

    Bước 3: UBND tỉnh ban hành quyết định Miễn nhiệm báo cáo viên cấp tỉnh.

    - Cách thức thực hiện: Gửi văn bản điện tử hoặc qua Bưu điện

    - Thành phần, số lượng hồ sơ:

    + Thành phần: Văn bản đề nghị miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật phải có đầy đủ các thông tin sau đây của người được đề nghị công nhận: Văn bản đề nghị miễn nhiệm phải có đầy đủ các thông tin sau đây của báo cáo viên pháp luật được đề nghị miễn nhiệm: Họ và tên; Chức vụ, chức danh (nếu có) và cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác; Số, ngày, tháng, năm của Quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật; Lý do của việc đề nghị miễn nhiệm.

    + Số lượng: 01 bộ.

    - Thời hạn giải quyết:Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

    - Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:Cơ quan, tổ chức cấp tỉnh

    - Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: UBND tỉnh

    - Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh

    - Phí, lệ phí (nếu có): Không.

    - Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

    - Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Báo cáo viên pháp luật được đề nghị miễn nhiệm phải thuộc một các trường hợp theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư số 10/2016/TT-BTP ngày 22/7/2016 của Bộ Tư pháp (Các trường hợp miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật bao gồm:

    + Tự nguyện xin thôi làm báo cáo viên pháp luật vì lý do sức khỏe, hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do chính đáng khác;

    + Không còn là cán bộ, công chức, viên chức, sỹ quan trong lực lượng vũ trang nhân dân hoặc chuyển công tác khỏi cơ quan, tổ chức đã đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật;

    + Không còn đủ tiêu chuẩn quy định tại Khoản 2 Điều 35 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật;

    + Từ chối không thực hiện hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật theo sự phân công của cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý trực tiếp mà không có lý do chính đáng từ 03 lần trở lên;

    + Thực hiện một trong các hành vi bị cấm quy định tại Điều 9 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật;

    + Bị Tòa án kết án và bản án đã có hiệu lực pháp luật;

    + Mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự.)

    - Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

    Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012;

    Thông tư số 10/2016/TT-BTP ngày 22 tháng 7 năm 2016 quy định về báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật.

  • Quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật (cấp tỉnh)
  • - Trình tự thực hiện: 

    Bước 1Cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận cấp tỉnh, Công an, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh, Bộ chỉ huy quân sự, Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng và cơ quan nhà nước cấp tỉnh khác (sau đây gọi là cơ quan, tổ chức cấp tỉnh) căn cứ vào yêu cầu công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và Điều kiện thực tế chỉ đạo tổ chức pháp chế, đơn vị được giao phụ trách công tác pháp chế, phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan, tổ chức mình lựa chọn cán bộ, công chức, viên chức và sỹ quan trong lực lượng vũ trang nhân dân có đủ tiêu chuẩn quy định tại Khoản 2 Điều 35 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật để Thủ trưởng cơ quan, tổ chức cấp tỉnh có văn bản đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật gửi Sở Tư pháp.Trường hợp văn bản đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật không có đủ thông tin quy định thì trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản, cơ quan tiếp nhận có văn bản đề nghị bổ sung thông tin.

     Bước 2: Sở Tư pháp tổng hợp, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật tỉnh.

    Bước 3: UBND tỉnh ban hành Quyết định Công nhận báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh.

    - Cách thức thực hiện: Gửi văn bản điện tử hoặc qua Bưu điện

    - Thành phần, số lượng hồ sơ:

    + Thành phần: Văn bản đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật phải có đầy đủ các thông tin sau đây của người được đề nghị công nhận: Họ và tên; Chức vụ, chức danh (nếu có) và cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác; Trình độ chuyên môn; Lĩnh vực pháp luật chuyên môn sâu dự kiến kiêm nhiệm thực hiện hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.  .

    + Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

    - Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

    - Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:Các Sở ban ngành tỉnh, UBMTTQ tỉnh Điện Biên

    - Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: UBND tỉnh

    - Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:Quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh

    - Phí, lệ phí (nếu có): Không.

    - Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

    - Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):Báo cáo viên pháp luật phải có đủ các tiêu chuẩn sau:

    + Có phẩm chất đạo đức tốt, lập trường tư tưởng vững vàng, có uy tín trong công tác;

    + Có khả năng truyền đạt;

    + Có bằng tốt nghiệp đại học luật và thời gian công tác trong lĩnh vực pháp luật ít nhất là 02 năm; trường hợp không có bằng tốt nghiệp đại học luật, nhưng có bằng tốt nghiệp đại học khác thì phải có thời gian công tác liên quan đến pháp luật ít nhất là 03 năm.

    - Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

    Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012;

    Thông tư số 10/2016/TT-BTP ngày 22 tháng 7 năm 2016 quy định về báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật.

  • Các tin khác:
  • Công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
  • Công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
  • Công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
  • Công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
  • Quyết định miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật (cấp huyện)
  • Quyết định miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật (cấp huyện)
  • Quyết định miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật (cấp huyện)
  • Quyết định miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật (cấp huyện)
  • Quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật (cấp huyện)
  • Quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật (cấp huyện)
  • Quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật (cấp huyện)
  • Quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật (cấp huyện)
  • Xây dựng, ban hành Quyết định quy phạm pháp luật của UBND (cấp huyện)
  • Xây dựng, ban hành Quyết định quy phạm pháp luật của UBND (cấp huyện)
  • Xây dựng, ban hành Quyết định quy phạm pháp luật của UBND (cấp huyện)
  • Xây dựng, ban hành Quyết định quy phạm pháp luật của UBND (cấp huyện)
  • Xây dựng, ban hành Quyết định quy phạm pháp luật của UBND (cấp huyện)
  • Xây dựng, ban hành Nghị quyết quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân (cấp huyện)
  • Xây dựng, ban hành Nghị quyết quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân (cấp huyện)
  • Xây dựng, ban hành Nghị quyết quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân (cấp huyện)
  • Xây dựng, ban hành Nghị quyết quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân (cấp huyện)
  • Xây dựng, ban hành Nghị quyết quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân (cấp huyện)
  • Hệ thống hóa, công bố kết quả hệ thống hóa văn bản QPPL theo thẩm quyền (cấp huyện)
  • Hệ thống hóa, công bố kết quả hệ thống hóa văn bản QPPL theo thẩm quyền (cấp huyện)
  • Hệ thống hóa, công bố kết quả hệ thống hóa văn bản QPPL theo thẩm quyền (cấp huyện)
  • Hệ thống hóa, công bố kết quả hệ thống hóa văn bản QPPL theo thẩm quyền (cấp huyện)
  • Hệ thống hóa, công bố kết quả hệ thống hóa văn bản QPPL theo thẩm quyền (cấp huyện)
  • Rà soát văn bản QPPL theo thẩm quyền xử lý/kiến nghị xử lý kết quả rà soát văn bản QPPL theo thẩm quyền (cấp huyện)
  • Rà soát văn bản QPPL theo thẩm quyền xử lý/kiến nghị xử lý kết quả rà soát văn bản QPPL theo thẩm quyền (cấp huyện)
  • Rà soát văn bản QPPL theo thẩm quyền xử lý/kiến nghị xử lý kết quả rà soát văn bản QPPL theo thẩm quyền (cấp huyện)
  • Rà soát văn bản QPPL theo thẩm quyền xử lý/kiến nghị xử lý kết quả rà soát văn bản QPPL theo thẩm quyền (cấp huyện)
  • Rà soát văn bản QPPL theo thẩm quyền xử lý/kiến nghị xử lý kết quả rà soát văn bản QPPL theo thẩm quyền (cấp huyện)
  • Kiểm tra văn bản QPPL, xử lý văn bản QPPL trái pháp luật theo thẩm quyền (cấp huyện)
  • Kiểm tra văn bản QPPL, xử lý văn bản QPPL trái pháp luật theo thẩm quyền (cấp huyện)
  • Kiểm tra văn bản QPPL, xử lý văn bản QPPL trái pháp luật theo thẩm quyền (cấp huyện)
  • Kiểm tra văn bản QPPL, xử lý văn bản QPPL trái pháp luật theo thẩm quyền (cấp huyện)
  • Kiểm tra văn bản QPPL, xử lý văn bản QPPL trái pháp luật theo thẩm quyền (cấp huyện)
  • Chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng
  • Chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng
  • Chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng
  • Chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng
  • Chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng
  • Giải thể Phòng Công chứng
  • Giải thể Phòng Công chứng
  • Giải thể Phòng Công chứng
  • Giải thể Phòng Công chứng
  • Giải thể Phòng Công chứng
  • Trang: 
  • 1-10 of 38<  1  2  3  4  >
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập: page counter