- Trình tự thực hiện: Trong trường hợp không cần thiết duy trì Phòng công chứng thì Sở Tư pháp lập đề án chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
- Cách thức thực hiện: Trực tiếp, dịch vụ bưu chính
- Thành phần, số lượng hồ sơ: Đề án chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng
- Thời hạn giải quyết: Không quy định
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: UBND tỉnh
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định chuyển đổi phòng công chứng thành Văn phòng công chứng
- Phí, lệ phí (nếu có): Không
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
+ Văn phòng công chứng được thành lập từ việc chuyển đổi Phòng công chứng phải kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và tiếp nhận toàn bộ hồ sơ công chứng của Phòng công chứng đó.
+ Bảo đảm chế độ, chính sách đối với công chứng viên, viên chức, người lao động sau khi Phòng công chứng chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật về viên chức và pháp luật về lao động.
+ Văn phòng công chứng được thành lập từ việc chuyển đổi Phòng công chứng phải ký hợp đồng lao động với công chứng viên, viên chức, người lao động của Phòng công chứng đó, trừ trường hợp những người này không có nhu cầu tiếp tục làm việc tại Văn phòng công chứng. Nội dung, thời hạn, điều kiện hợp đồng được thực hiện theo quy định của Nghị định 29/2015/NĐ-CP và các quy định pháp luật khác có liên quan.
+ Bảo đảm tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước đang do Phòng công chứng quản lý, sử dụng được xử lý theo đúng quy định của pháp luật, không bị thất thoát trong quá trình chuyển đổi. Phòng công chứng chỉ được giải thể sau khi thanh toán xong các khoản nợ, làm xong thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với người lao động, thực hiện xong các yêu cầu công chứng đã tiếp nhận.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Luật Công chứng năm 2014;
Nghị định số 29/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 03 năm 2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng.
- Trình tự thực hiện: Sở Tư pháp lập đề án giải thể Phòng công chứng trình UBNDtỉnh xem xét, quyết định
- Cách thức thực hiện: Trực tiếp, dịch vụ bưu chính
- Thành phần, số lượng hồ sơ:Đề án giải thể Phòng công chứng
- Thời hạn giải quyết: 15 ngày
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: UBND tỉnh
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định giải thể Phòng công chứng
- Phí, lệ phí (nếu có): Không
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:Phòng công chứng chỉ được giải thể sau khi thanh toán xong các khoản nợ, làm xong thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với người lao động, thực hiện xong các yêu cầu công chứng đã tiếp nhận.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật Công chứng năm 2014
- Trình tự thực hiện:
Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nội vụ xây dựng đề án thành lập Phòng công chứng trình UBNDtỉnh xem xét, quyết định.
- Cách thức thực hiện: Trực tiếp, dịch vụ bưu chính
- Thành phần, số lượng hồ sơ: Đề án thành lập Phòng công chứng
- Thời hạn giải quyết: 30 ngày
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
+ Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp
+ Đơn vị phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nội vụ
- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: UBND tỉnh
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định cho phép thành lập Phòng công chứng
- Phí, lệ phí (nếu có): Không
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Đề án trình UBND tỉnh phải nêu rõ sự cần thiết thành lập Phòng công chứng, dự kiến về tổ chức, tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật Công chứng năm 2014.